Kỹ thuật hàn: Cách điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn và tầm với điện cực

Kỹ thuật hàn: Cách điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn và tầm với điện cực

Ngày đăng 06/03/2019

Trong kỹ thuật hàn có rất nhiều yếu tố làm nên mối hàn đẹp và chất lượng, điều chỉnh góc nghiêng của que hàn và khoảng cách điện cực đến vật hàn là một trong các yếu tố quyết định.

Điều chỉnh góc nghiêng mỏ hàn

Ngoài cường độ dòng hàn thì tư thế cầm mỏ hàn cũng ảnh hưởng tới chất lượng mối hàn:

Có 3 vị trí góc độ mỏ hàn: Mỏ hàn nghiêng về phía trước (hàn trái), mỏ hàn nghiêng về phía sau (hàn phải) và mỏ hàn thẳng đứng.

góc nghiêng mỏ hàn

ảnh hưởng của góc nghiêng mỏ hàn

Phương pháp hàn trái: 

Mỏ hàn nghiêng về phía trước. Phần lớn nhiệt lượng hồ quang tập trung vào kim loại cơ bản chưa nóng chảy và phần ít hướng vào vũng hàn đang nóng chảy. Vì vậy, mối hàn có độ ngấu thấp. Do diện tích tiếp xúc của hồ quang với vật hàn lớn nên chiều rộng mối hàn lớn. Mặt khác, do hồ quang tập trung chủ yếu vào kim loại cơ bản chưa nóng chảy nên mật độ hạt mang điện ít dẫn đến hồ quang ít ổn định, mức độ bắn toé cao. Vì áp lực hồ quang vào vũng hàn thấp nên không thể đẩy hết các khí và các tạp chất nổi lên hết bề mặt vũng hàn dẫn đến chất lượng mối hàn không cao. 

Phương pháp hàn trái áp dụng khi hàn chi tiết mỏng hoặc lấp khe hở để hạn chế sự cháy thủng của vật hàn. Ngoài ra, phương pháp này giúp người thợ dễ quan sát và di chuyển trong quá trình hàn.

Mỏ hàn nghiêng về phía sau (hàn phải):

Phần lớn nhiệt hồ quang tập trung vào vũng hàn, còn phần ít hướng vào kim loại vật hàn chưa nóng chảy. Vì vậy, giúp các tạp chất dễ nổi lên bề mặt vũng hàn, cho chất lượng mối hàn cao. Phương pháp này cũng giúp có được chiều sâu ngấu của mối hàn cao hơn, hồ quang ổn định hơn, giảm sự bắn toé. Tuy nhiên, bề rộng mối hàn giảm. 

Phương pháp hàn phải được ứng dụng khi hàn chi tiết có chiều dầy lớn để đảm bảo độ ngấu sâu.

Điều chỉnh chiều dài tầm với của điện cực hàn:

 

Tầm với điện cực hàn là gì?

Tầm với điện cực là khoảng cách giữa đầu điện cực và mặt phẳng tiếp điện trên vật hàn. 

Khi độ dài phần nhô tăng, nhiệt lượng nung đoạn dây hàn này tăng, dẫn tới làm giảm cường độ dòng điện hàn cần thiết để nóng chảy điện cực theo tốc độ cấp dây nhất định  làm lượng nhiệt hồ quang giảm nên độ sâu ngấu của mối hàn giảm theo.

Ngược lại, nếu rút ngắn chiều dài tầm với điện cực thì làm tăng cường độ dòng điện làm cho công suất nhiệt hồ quang lớn nên chiều sâu ngấu và bề rộng mối hàn đều tăng.

Nếu phần nhô có độ dài quá lớn sẽ làm giảm độ ngấu và lãng phí kim loại hàn, tính ổn định của hồ quang thấp. Ngược lại, nếu chiều dài phần nhô quá nhỏ, sẽ ra bắn toé, kim loại lỏng dính vào mỏ hàn, chụp khí, cản trở đường ra dòng khí bảo vệ, gây ra rỗ khí trong mối hàn.

ảnh hưởng của tầm với điện cực

 

Xem thêm: Các vị trí hàn trong không gian

Top TOP