Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Home tu-van-ky-thuat Các dạng dao động que hàn trong kỹ thuật hàn hồ quang
Trong kỹ thuật hàn hồ quang (hàn que), muốn hình thành mối hàn, người thợ hàn phải đưa chuyển động que hàn đáp ứng được các yêu cầu sau: đưa dọc trục que hàn từ trên xuống dưới, chuyển động theo trục dọc của mối hàn nhằm phủ hết chiều dài mối hàn, chuyển động ngang mối hàn nhằm đảm bảo chiều rộng mối hàn theo yêu cầu.
1. Dao động thẳng:
Người thợ hàn kéo que hàn thẳng, que hàn không dao động, bề rộng mối hàn thường bằng 0.5 đến 1.5 lần đường kính que hàn. Thường dùng để hàn kim loại mỏng, hàn lớp lót cho mối hàn nhiều lớp, hàn đắp.
2. Dao động hình răng cưa:
Giúp khống chế được tính lưu động của kim loại nóng chảy và khống chế được độ rộng cho mối hàn ở mức cần thiết nên tạo hình mối hàn được tốt hơn. Loại dao động này thường dùng trong kỹ thuật hàn bằng, hàn đứng, hàn trần các loại mối hàn giáp mối và góc.
3. Dao động tam giác:
Đây là loại dao động thích hợp để hàn vát cạnh ở vị trí hàn ngang và hàn góc ở vị trí hàn bằng và hàn trần. Kỹ thuật hàn hình tam giác cân thích hợp khi hàn đứng, có vát cạnh và hàn đứng mối hàn góc.
4. Dao động kiểu rãnh vuông:
Kiểu dao động này giúp tăng cường gia nhiệt cho cả hai bên mép hàn. Ứng dụng để hàn một mặt mối hàn hình chữ T có vát cạnh.
5. Kiểu dao động hình số 8:
Di chuyển que hàn theo hình số 8. Loại dao động này được sử dụng để hàn mối hàn góc một lớp, giúp đảm bảo gia nhiệt đều mép cả hai cạnh.
6. Kiểu dao động nửa tròn:
Loại dao động này có tác dụng chỉ đốt nóng ở một cạnh mép đường hàn. Áp dụng để hàn các chi tiết kết cấu có chiều dày không thống nhất.
7. Loại dao động tròn:
Loại dao động này giúp kim loại nóng chảy kim loại nhiệt độ cao, hỗ trợ các khí tan trong vũng hàn dễ thoát ra và xỉ hàn nổi ra ngoài. Áp dụng cho các mối hàn tương đối dày ở vị trí hàng bằng.
8. Dao động hình trôn ốc:
Di chuyển que hàn dạng trôn ốc làm cho mối hàn được nung nóng vùng tâm, Loại chuyển động này được áp dụng khi kết thúc mối hàn.