Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Home tu-van-ky-thuat Cấu tạo của motor điện
Motor (động cơ điện) được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống từ máy móc gia dụng đến chế tạo cơ khí.
Một mô tơ thông thường có 6 bộ phận chính:
– Phần quay
– Bộ phận chuyển mạch
– Chổi than
– Trục
– Từ trường
– Dòng một chiều cho một số phần
Trong motor điện tất cả là nam châm và từ tính. Một motor sử dụng nam châm để tạo ra động năng. Định luật chung cho tất cả các loại nam châm: trái cực thì hút nhau, cùng cực thì đẩy nhau. Vì vậy nếu bạn có hai thanh nam châm và điểm cuối của chúng là cực bắc và cực nam, và sau đó cực bắc của nam châm này sẽ hút cực nam của nam châm còn lại. Ngược lại nếu cùng là cực thì chúng sẽ đẩy nhau. Bên trong motor, lực hút và lực đẩy của nam châm sẽ tạo ra chuyển động quay tròn.
Armature (rotor): phần quay
Axle: trụ, hoặc trục
Brushes: chổi than
Commutator: cổ góp
Electromagnet: nam châm điện
Permanent magnet: nam châm vĩnh cửu
Xem thêm: https://www.hongky.com/dinh-nghia-cau-tao-va-cong-dung-cua-motor-dong-co-dien-khong-dong-bo-3-pha
Phần quay hay roto là một nam châm điện, trong khi nam châm còn lại là nam châm vĩnh cửu nhằm tiết kiệm năng lượng. Nhìn từ phía ngoài, ta có thể thấy bọc toàn thân bên ngoài là thép, một trục, một đầu bọc nilon và hai đầu chì pin. Nếu bạn cho hai đầu chì của mô tơ tiếp xúc với pin, trục của mô tơ sẽ quay. Nếu bạn đảo hai đầu lại với nhau trục sẽ đảo chiều quay. Bên trong lớp bộ nylon là chổi than, nó giúp chuyển năng lượng từ pin đến cổ góp khi mô tơ quay. Trục giữ phần quay và cổ góp. Roto là một chuỗi nam châm điện, nó gồm các lá kim loại xếp chồng lên nhau và một lõi dây đồng quấn quanh ba cực của roto, sau đó mỗi cực lại được quấn thêm một cổ góp. Và phần cuối cùng của bất kì motor một chiều nào đó chính là nam châm vĩnh cửu.