Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Home tu-van-ky-thuat Hướng dẫn cách lựa chọn motor – động cơ điện
– Trên các sản phẩm motor, phần tem có ghi thông tin mức ampe dòng điện định mức, khi lựa chọn motor mới thế, quý khách nên xem loại cũ mình đang dùng có ampe bao nhiêu để có căn cứ lựa chọn cho đúng.
– So với các loại motor khác, motor 3 pha là loại có ứng dụng rộng rãi trong hầu hết mọi ngành nghề. Để giúp tuổi thọ motor cao hơn ta nên lắp đặt dư tải, ví dụ như các yêu cầu đòi hỏi công suất nặng như các loại máy nghiền đá, máy cắt sắt, ép nghiền gỗ, nâng tạ, vv..
Việc sử dụng động cơ không hết tải giúp động cơ mát, bền. Các loại motor nhỏ nên dùng tối đa 90 – 95 % tải cho phép. Đối với các motor lớn thì dùng trong khoảng 85 – 90% tải.
– Việc lựa chọn motor làm việc thường xuyên trong các môi trường có độ ẩm, bụi cao như mưa, bụi mùn cưa, bụi vải công nghiệp… thì nên chọn loại motor có cấp độ bảo vệ cao IP55 thay vì các sản phẩm có độ hở với mức bảo về IP44.
– Lựa chọn đồng bộ các sản phẩm motor điện có khả năng phòng chống cháy nổ nếu phải dùng trong các môi trường có nhiệt độ cao như hầm lò hơi, mỏ quặng, nơi sản xuất hóa chất gây cháy hoặc độc như dầu hỏa, khí gas, khí hiếm…
– Một số loại motor của các hãng Nhật, Đức được sản xuất trước năm 2000 thường có thân motor nhỏ hơn các loại động cơ đời mới sau năm 2000 vậy nên trước khi mua motor mới về lắp đặt nên đo kỹ đường kính trục, chiều ngang, chiều dọc chân đế motor cũ để đảm bảo dễ dàng lắp đặt.
– Khả năng tiết kiệm điện năng và hiệu suất của động cơ được thể hiện qua hệ số cos. Hệ số này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như độ rỗng của rãnh, tiết diện dây đồng, chất lượng, từ tính của tôn. Khi hệ số cos nhỏ, điện năng sẽ chuyển nhiều sang nhiệt năng mà ít sang cơ năng gây hao điện, nóng máy. Ngược lại, hệ số cos lớn thì tiết kiệm điện, máy chạy hiệu quả và mát hơn.
– Để đảm bảo an toàn điện, khi sử dụng động cơ điện 3 pha, người sử dụng cần trang bị tụ điện, rơle mất pha, rơle nhiệt để kiểm tra xem aptomat chịu được dòng bao nhiêu (A). Đối với các loại motor lớn nên đấu sao trước rồi mới đấu tam giác để tránh sụt áp khi khởi động.
– Động cơ đồng bộ hay không đồng bộ? So với các động cơ không đồng bộ 3 pha thì loại động cơ đồng bộ 3 pha có lực moomen, tốc độ rotor và tốc độ từ trường lớn hơn. Việc chế tạo động cơ đồng bộ cũng phức tạp hơn nhiều, giá thành cũng cao hơn nên hiện nay chủ yếu chúng ta sử dụng động cơ không đồng bộ 3 pha.