Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Home tu-van-ky-thuat Kỹ thuật hàn nổ
Người ta thường sử dụng phương pháp này để phủ một lớp vật liệu chống ăn mòn lên các loại thép carbon như: thép không gỉ, titan, zirconi, hợp kim niken…
Các bộ phận hàn được bố trí chồng lên nhau (có thể song song nhau hoặc nghiêng nhau), cách nhau một khoảng trống nhất định. Tấm kim loại phía trên sẽ được phủ một lớp bột chất nổ ở phía trên nó. Phản ứng nổ diễn ra sẽ làm gây ra gia tốc lớn cho tấm kim loại và khiến nó bay nhanh. đập mạnh vào tấm kim loại phía dưới.
– Hàn được nhiều chi tiết khác nhau, cả các chi tiết khó hàn.
– Dụng cụ gá không phức tạp.
– Quá trình hàn diễn ra đơn giản.
– Có thể sử dụng để hàn các bề mặt kim loại có diện tích cực lớn.
– Độ ngấu mối hàn sâu, rộng.
– Thuộc tính vật liệu không bị thay đổi.
– Chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ chất nổ.
– Không quá đòi hỏi về yêu cầu làm sạch mối hàn sau khi hàn.
– Đây là phương pháp được thay thế trong trường hợp không hàn được các kim loại khó bằng phương pháp thông thường.
– Chỉ dùng cho các kim loại chi tiết có khả năng chịu được va đập và độ bền dẻo cao.
– Phản ứng nổ gây ra tiếng ồn và áp suất cao, vì vậy yêu cầu phải được bảo vệ cao như sử dụng hệ thống buồng hàn chân không, hàn dưới nước hoặc chôn vùi dưới cát.
– Thợ hàn phải có hiểu biết sâu về vật liệu nổ, các nguyên tắc an toàn hàn và an toàn cháy nổ.
– Chỉ áp dụng cho các chi tiết có cấu trúc hình học đơn giản như hình nón hoặc hình ống.
– Thường dùng để hàn nối các chi tiết dạng ống.
– Hiệu quả tốt trong ứng dụng để hàn các chi tiết có khả năng chịu nhiệt, áp suất lớn như bình, bồn áp lực.
– Thích hợp để hàn ở những nơi hẻo lánh.
– Để ghép nối các chi tiết khác nhau như nhôm + thép, hợp kim titan + thép crom – niken.
– Ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp đóng tàu và điện lạnh.