Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Home tu-van-ky-thuat Tài liệu kỹ thuật hàn cắt: Giáo trình tiện cơ bản
Tài liệu kỹ thuật hàn cắt: Giáo trình tiện cơ bản
Tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm
Tiện mặt đầu
1. Yêu cầu kỹ thuật của mặt đầu
Mặt đầu trên chi tiết gia công phải đảm bảo các yêu cầu sau:
– Phải đảm bảo độ phẳng, không bị lồi lõm.
– Vuông góc với đường tâm của chi tiết.
– Đảm bảo độ nhẵn bóng theo yêu cầu bản vẽ.
2. Các loại dao dùng để tiện mặt đầu và cách gá dao
Tùy theo tính chất công việc và điều kiện gá lắp, ta dùng các loại như: dao phá thẳng (hình a), dao đầu cong (hình b), dao vai (hình c), dao tiện mặt đầu chuyên dùng (hình d).
Phương pháp gá dao tiện mặt đầu: dao phải được gá cao ngang tâm máy, nếu gá cao hoặc thấp hơn tâm máy thì trên mặt đầu của chi tiết sau khi cắt sẽ còn lại một phần lõi hình trụ ở tâm như hình dưới đây.
– Chiều dài đầu dao nhô ra khỏi giá dao không vượt quá 1,5 lần chiều cao của thân dao.
3. Phương pháp tiện mặt đầu mặt bậc.
– Khi tiện mặt đầu, phôi được gá trên mâm cặp hoặc trên mâm cặp và mũi tâm.
– Khi gá trên mâm cặp, vật gia công chỉ được nhô ra khỏi mâm cặp ít nhất như hình.
Nếu xén những bậc thấp dùng dao vai cho tiến dọc như trường hợp tiện ngoài. Lưỡi cắt chính của dao phải vuông góc với đường tâm của phôi, đảm bảo góc J bằng 90 độ.
– Đảm bảo độ vuông góc của lưỡi cắt bằng dưỡng ke.
– Khi xén mặt đầu dao vai được gá xiên một góc (góc giữa lưỡi cắt chính của dao với mặt đầu của chi tiết gia công) bằng 5 – 10 độ.
– Nếu dùng dao vai khi cắt gọt với chiều sâu cắt lớn, dao tiến theo hướng kính vào tâm vật gia công nên lực cắt gọt có xu hướng kéo dao cắt sâu vào mặt đầu của chi tiết nên bị lõm.
– Để khắc phục tình trạng này khi cắt thô phần lớn lượng dư cắt gọt bằng bước tiến dọc với nhiều lát cắt, khi tiện tinh mới cho dao cắt từ tâm ra.
– Khi tiện mặt đầu với chi tiết gá trên hai mũi tâm, lỗ tâm cần phải khoan như hình (118a) có độ vát phụ hoặc dùng mũi tâm có vát một phần như hình (118b). Khi tiện, nếu vật gia công nhỏ thì cho dao ăn từ ngoài vào tâm; nếu vật gia công lớn cho dao ăn từ tâm ra ngoài.
4. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi tiện mặt đầu.
Khoan lỗ tâm
1. Yêu cầu kỹ thuật của lỗ tâm
Lỗ tâm là một loại chuẩn dùng để định vị lâu dài nên yêu cầu:
– Lỗ tâm phải là mặt tựa vững chắc nên yêu cầu tiết diện phải đủ lớn.
– Góc côn phải chính xác.
– Các kích thước D, d, L, l phải đúng theo yêu cầu trong bảng.
– Phải nhẵn bóng để chống mòn.
– Hai lỗ tâm phải nằm trên cùng một đường thẳng để tránh mũi tâm tiếp xúc không đều gây ra mòn và làm chi tiết không chính xác.
– Luôn cho dầu mỡ vào mũi tâm và lỗ tâm, lực ép giữa hai mũi tâm không được chặt quá hoặc lỏng quá.
– Tâm của hai mũi tâm phải trùng với tâm máy.
2. Hình dáng và kích thước lỗ tâm
– Lỗ tâm dùng để định vị những chi tiết hình trụ tròn trong cả quá trình công nghệ, lỗ tâm có thể khoan trên một đầu hoặc cả hai đầu hoặc cả trên hai đầu chi tiết gia công.
– Ưu điểm: Dùng lỗ tâm gá đặt nhanh chóng, đảm bảo kích thước hướng kính trong nhiều lần gá lắp khác nhau.
– Kích thước lỗ tâm: Lỗ tâm được khoan theo kích thước tiêu chuẩn, trên hình 119 là dạng lỗ tâm chủ yếu thường dùng.
A. Lỗ tâm sau khi gia công phải bỏ đi.
B. Lỗ tâm sau khi gia công xong còn tiếp tục sử dụng gá trên hai mũi tâm.
R. Lỗ tâm của các chi tiết cần chính xác cao.
3. Các loại mũi khoan tâm.
– Mũi khoan tâm chuyên dùng có cấu tạo như hình 120, khi khoan sẽ nhận được đồng thời cả phần trụ và phần côn của lỗ tâm kiểu A, B, R.
– Có thể khoan tâm bằng mũi khoan thông thường, sau đó dùng mũi khoét côn để xoáy phần lỗ côn như hình 121.
4. Phương pháp khoan lỗ tâm.
– Trước khi khoan lỗ tâm cần
+ Tra bảng trong sổ tay công nghệ chế tạo máy để xác định đầy đủ các kích thước của lỗ tâm, trên cơ sở đó chọn mũi khoan tâm cho phù hợp.
+ Tiện phẳng mặt đầu trước khi khoan hoặc định tâm trước bằng cách lấy dấu.
– Khoan tâm có thể thực hiện trên máy khoan, trên máy tiện hoặc trên máy khoan tâm chuyên dùng trong sản xuất hàng loạt.
– Khoan tâm trên máy tiện là phương pháp gia công được dùng phổ biến: Khi khoan phôi được gá trên mâm cặp còn mũi khoan tâm được gá trong bầu cặp và lắp vào nòng ụ sau như hình 122a.
– Trường hợp khoan lỗ tâm trên phôi có đường kính lớn, không cặp được trên mâm cặp thì mũi khoan tâm được cặp vào mâm cặp còn phôi đã được chấm dấu lỗ tâm được giữ bằng tay và dùng mũi tâm ụ sau để tịnh tiến vật gia công như hình 122b.
5. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khoan lỗ tâm.
Các bước tiến hành tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm bản vẽ gia công.